Florence Nightingale - người phụ nữ sáng lập ngành điều dưỡng Thế giới.
Florence Nightingale sinh ngày 12/5/1820 trong một gia đình người Anh quyền quí, nền nếp. Khi còn nhỏ bà sống trong cảnh nuông chiều, nhàn nhã, phong lưu. Được cha mẹ cho ăn học từ nhỏ, Florence là người rất giỏi về triết học, toán học, biết nhiều ngoại ngữ, tiếng Pháp, tiếng Hy Lạp và có năng khiếu về văn chương.
Florence có tư chất thông minh, thích đọc sách về triết học, tôn giáo, chính trị và cảm thấy thú vị khi chăm sóc cho những nông dân bị đau ốm và cả súc vật nuôi trong gia đình. Niềm đam mê của bà là bí mật tìm đọc các sách dạy cách chăm sóc người bệnh rồi đi thăm các bệnh viện tại London và những vùng lân cận.
Vượt qua định kiến và sự ngăn cản của gia đình, bước ra khỏi cái bóng của tấm màn nhung, Florence quyết định trở thành một Điều Dưỡng, một công việc không thuộc đẳng cấp của một Qúy cô thượng lưu và có học thời ấy.
Từnăm1854-1856,chiếntranhxảyragiữanướcNgavớiphíabênkialànước Anh, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ, lịch sử gọi là chiến tranh "Cremean War“. Bị quân đội Nga chống cự kịch liệt, làm cho gần 5000 lính Anh bị thương, tử trận và chết vị nhiễm trùng. thêm vào đó dịch tả bùng phát, hàng ngàn lính anh được đưa về Bệnh viện Barack (là bệnh viện dã chiến của quân đội Anh, tại Scutari ). Những người lính Anh lâm vào tình cảnh bị thương không có người chăm sóc, màn trời chiếu đất, bệnh viện dã chiến hỗn độn, vô tổ chức và thiếu thốn mọi thứ . 35’’ . Báo chí từ mặt trận gửi về làm chấn động dư luận nước Anh. Florence lập tức gửi thư thỉnh nguyện xin được tới phục vụ các thương bệnh binh và được chấp thuận. Florence đã tuyển 38 phụ nữ tình nguyện cùng cô ra mặt trận (25’’)
Các thương binh ở đây không có đủ giường nằm, không có quần áo để thay, thiếu thốn mọi thứ... Mọi thứ rất dơ bẩn, rác rưởi chất hàng đống. Florence đề nghị với bác sĩ Menzies - người phụ trách bệnh viện dã chiến - cho bệnh nhân nệm và quần áo sạch để thay, cho họ mỗi ngày một món xúp và có đủ trà để uống. Bất chấp sự phản đối và thái độ khinh thường của vị Bác sĩ , Florence và những nữ điều dưỡng vẫn nhiệt tâm phục vụ bệnh nhân của mình với những bàn tay dịu dàng và khéo léo. Họ đã góp tiền mua sắm thêm quần áo, giường chiếu, thuốc men và thực phẩm cho những thương bệnh binh.
Bất chấp sự phản đối và thái độ khinh thường của vị Bác sĩ , Florence và những nữ điều dưỡng vẫn nhiệt tâm phục vụ bệnh nhân của mình với những bàn tay dịu dàng và khéo léo. Họ đã góp tiền mua sắm thêm quần áo, giường chiếu, thuốc men và thực phẩm cho những thương bệnh binh.
Đồng thời Florence quan tâm rất nhiều đến vấn đề vệ sinh. Cô cùng các nữ điều dưỡng lau quét, dọn dẹp bệnh viện, thu xếp một khu riêng biệt để bác sĩ phẫu thuật.
Ngày nào Florence cũng đi thăm hết các phòng bệnh một lượt, đối với những người thương binh nặng, cô ngồi lại chuyện trò, rồi cắt đặt nữ điều dưỡng ở luôn bên cạnh để giúp đỡ cho đến khi họ tắt thở. Cô không muốn những người lính chết trong cảnh cô đơn, không có một ai ở bên cạnh để vuốt mắt.
Trong đêm tối, Forence thường cầm đèn đi chăm sóc cho từng thương bệnh binh từ mặt trận chuyển về. Vì thế, các thương binh đã đặt cho bà danh hiệu "Nữ công tước với cây đèn".
Florence phải làm việc suốt ngày, mỗi đêm chỉ nghỉ được vài giờ. Khi có thời gian rảnh bà lại miệt mài viết lách, thống kê những số liệu.
Đóng góp quan trọng nhất của Florence Nightingale cho ngành y tế là trong thời kỳ xảy ra cuộc chiến Crimean ở Thổ Nhĩ Kỳ, bà đã phát hiện vấn đề vệ sinh không được để ý tới và tình trạng nhiễm trùng tập thể là nguyên nhân dẫn đến cái chết. Vì vậy, bà là người đầu tiên đặt nền tảng về vệ sinh trong các cơ sở y tế. Không có phép màu, không có hào quang nhưng Florence Nightingale đã đóng góp làm giảm tỷ lệ thương binh bị tử vong từ 42% do nhiễm trùng xuống chỉ còn 2%.
Khi không còn khả năng làm việc, Florence được nhân dân và các chiến sĩ Anh tặng món quà 50.000 bảng Anh để chăm sóc sức khỏe. Nhưng bà đã dùng tất cả số tiền này thành lập trường điều dưỡng Nightingale với chương trình đào tạo một năm. Ngày 13 tháng 8 năm 1910, ở tuổi 90, bà qua đời tại Anh Quốc. Florence đã trọn đời cống hiến cho con người, cho ngành Điều dưỡng. Ngày sinh 12/5 của bà trở thành ngày truyền thống của ngành điều dưỡng. Xin dành một phút để tưởng nhớ đến công lao to lớn của bà.
PV