Giỏ hàng

Kính mời bà con xem video "Khát vọng phát triển 2023 - Sức sống Cà Mau.

 
Cà Mau Vùng đất trẻ mới được khai phá trên 300 năm, từ những sinh lợi ẩm thất hoang vu, kinh rạch chẳng chịt. Đất biết nở, rừng biết đi và biển sinh sôi Lợi thế cùng những bất lợi đan sen không dứt. Người Cà Mau đã gắn kết cùng nhau để đấu tranh sinh tồn, thích ứng và phát triển, với tinh thần đoàn kết gắn bó không ngại gian khổ, Cà Mau trở thành căn cứ địa cách mạng của cả nước với nhiều cái tên đất và người đi vào lịch sử. Hơn 17.000 người con đã ngã xuống trên các chiến trường để bảo vệ từng tấc đất.

Sau ngày đất nước thống nhất, Cà Mau nỗ lực vươn lên trở thành vựa lúa với sản lượng trên 1 triệu tấn mỗi năm, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Nhưng lãnh đạo tỉnh khi đó cũng nhận ra rằng sản lượng lúa khó có thể nâng cao hơn nữa vì vùng đất này nhiễm phèn và xâm nhập mặn rất nặng. Cà Mau cần tìm hướng đi khác để phát triển.

Xác định được con tôm là thế mạnh, nhưng khi chính quyền chưa kịp đưa ra chủ chương chuyển đổi thì việc nuôi tôm đã diễn ra tự phát và ồ ạt. Nguồn tài nguyên tự nhiên bị đe dọa, nguy cơ phá vỡ quy hoạch chung của toàn tỉnh. Tranh chấp mặt ngọt diễn ra căng thẳng.

Lắng nghe nguyện vọng của người dân, từ chỗ chủ trương chính sách còn lúng túng, chưa theo kịp sự vận động của thực tiễn, Đảng Bộ và Chính quyền Cả Mau đã không chỉ tháo gỡ được khó khăn mà còn đưa ra những mô hình táo bạo đi đầu. 

Mô hình thí điểm giao đất, giao rừng để người dân vừa canh tác sinh sống, vừa trở thành người lính giữ rừng của Cà Mau những năm 1990, đã trở thành hình mẫu được nhân rộng trên cả nước góp phần giúp Cà Mau ngày hôm nay giữ được diện tích rừng gần 100.000 hecta. Trong đó rừng tràm U Minh Hạ và rừng ngập mặn Cà Mau được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới.

Chủ trương Táo Bạo dám nghĩ dám làm, vì lợi ích của nhân dân, mở ra thời kỳ làm ăn mới, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

Mô hình liên doanh thủy sản Năm Căn thời kỳ đó là một mô hình kiểu mẫu trên cả nước với sự kết hợp của ba cấp trung ương tỉnh và huyện. Việc mạnh dạn liên doanh liên kết thu hút nguồn vốn đầu tư giúp thay đổi tư duy sản xuất nhỏ phân tán thành tư duy sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hạch toán, kinh doanh đã góp phần tạo ra 4 lãng cá sôi động trên toàn tỉnh, đồng thời thiết lập một khu trung tâm nghề cá bao gồm khai thác, nuôi chồng, thu mua, chế biến và xuất khẩu.

Một mô hình gọi là thí điểm và tiên phong giữ vững được việc nuôi tôm kết hợp với rừng. Tạo ra sự phát triển bền vững trong ngành nuôi tôm. Đến thời điểm này thì kinh tế thủy sản đã trở thành một nền kinh tế mũi nhọn của tỉnh Cà Mau.

Ban TTTT

Facebook Youtube Top