Giỏ hàng

Đầm Thị Tường, bức tranh thủy mặc của sông nước Cà Mau

 

Đầm Thị Tường cách Tp Cà Mau khoảng 40 km, đây là đầm nước có diện tích lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, được mệnh danh là “biển Hồ giữa đồng bằng”, một điểm đến hấp dẫn của du lịch Cà Mau.

 

Đầm Thị Tường (hay đầm Bà Tường) gắn liền với truyền thuyết bà Tường, là một trong những người đầu tiên đi mở đất ở Cà Mau. Bà đã kiên cường, dũng cảm ngày đêm xua đuổi bầy chim do Chúa Hổ sai lấy đá lấp biển, vì vậy, vua Thuỷ Tề đã từ chối sính lễ cầu hôn lấy công chúa của Chúa Hổ.

 

 
Cách Tp Cà Mau khoảng 1 giờ di chuyển, đầm Thị Tường là một trong những đầm nước tự nhiên có diện tích lớn nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

 

Ðược mệnh danh là “Biển Hồ giữa đồng bằng”, đầm Thị Tường tạo nên từ phù sa bồi lắng của sông Mỹ Bình, sông Ông Ðốc và nhiều kinh rạch của 3 huyện: Phú Tân, Trần Văn Thời và Cái Nước.

 

 
Đầm Thị Tường có nguồn lợi thủy hải sản đa dạng, phong phú, vì thế người dân sống quan đầm bằng nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Mực nước trên đầm thay đổi thường theo sự lên xuống của thủy triều từ 0,7m đến 1,5m, người dân cũng nương theo đó mà tận dụng đánh bắt các loại thủy hải sản.

 

 
Vào mỗi buổi sáng hay những buổi chiều tà, đầm giống như một bức tranh thuỷ mặc, thơ mộng và hữu tình. Nhất là quang cảnh đánh bắt cá trên đầm trở nên nhộn nhịp với nhiều loại phương tiện và công cụ đánh bắt như: chài, lưới, vó, lú…

 

Ðặc biệt, khi màn đêm buông xuống, với hàng ngàn ánh đèn lung linh trên mặt đầm, du khách sẽ cảm nhận vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên; thưởng thức vài ly rượu đế với đặc sản cá, tôm, cua, ghẹ hay ngân nga vài câu vọng cổ âm vang trong đêm thanh vắng.
PV
Facebook Youtube Top