23 hộ dân khiếu nại đã vỗ tay đồng thuận sau cuộc gặp với Phó chủ tịch Cà Mau
23 hộ dân ở Cà Mau khiếu kiện kéo dài về thu hồi, bồi thường đất đai, bước đầu đã đồng thuận sau khi Phó chủ tịch tỉnh Cà Mau cùng đoàn cán bộ xuống nghe dân.
Chiều 25-7, ông Lâm Văn Bi, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cùng đoàn công tác của tỉnh đến xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau để tiếp 23 hộ dân khiếu nại kéo dài nhiều tháng qua liên quan dự án tuyến tránh quốc lộ 1A.
Ông Lâm Văn Bi, Phó chủ tịch tỉnh Cà Mau tiếp 23 hộ dân Lương Thế Trân chiều 25-7-2022. Ảnh: TRẦN VŨ.
Từ giữa năm 2021, khi triển khai dự án tuyến tránh quốc lộ 1A qua địa bàn tỉnh Cà Mau, 23 hộ dân ở xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước đã có nhiều đơn yêu cầu, khiếu nại, kiến nghị, thậm chí khởi kiện hành chính, ngăn cản việc thi công tuyến tránh.
Các hộ dân choa là Nhà nước làm tuyến tránh mà dân không được hưởng lợi, quy trình thu hồi, bồi thường hỗ trợ về đất thiếu công khai, công bằng, minh bạch.
Người dân còn thắc mắc về giá bồi thường quá thấp, tái định cư chưa rõ ràng...
Tại cuộc gặp, ông Huỳnh Thanh Dũng, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Cà Mau đã thông tin về tổng thể những vấn đề liên quan đến thắc mắc, khiếu nại của người dân.
Theo đó, từ cuối những năm 1990, tại xã Lương Thế Trân xuất hiện một số nhà máy chế biến thủy sản tự phát, gây ô nhiễm môi trường nước và không khí, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân địa phương.
Từ thực tế đó, và trong nhu cầu phát triển chung, vào năm 2004 tỉnh Cà Mau đã xin Chính phủ thành lập Khu công nghiệp Hòa Trung. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan, Khu này chậm triển khai, có lúc phải dừng lại.
Đến năm 2016, khi các điều kiện về tài chính, về kêu gọi đầu tư đã tương đối chín muồi, tỉnh Cà Mau tiến hành triển khai thực hiện Khu công nghiệp Hòa Trung. Trong năm 2017 và 2018, công tác giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 được tiến hành.
Quang cảnh cuộc họp đối thoại giữa 23 hộ dân khiếu nại với Phó chủ tịch tỉnh Cà Mau, ông Lâm Văn Bi. Ảnh: TRẦN VŨ.
Đến năm 2021, Bộ GTVT triển khai dự án tuyến tránh quốc lộ 1A, nhằm giảm tải lượng xe cộ đi xuyên qua trung tâm thành phố Cà Mau. Tuyến này dài hơn 14km, đi qua thành phố Cà Mau và xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước.
Ở đoạn đi qua địa bàn xã Lương Thế Trân có khoảng 4km đi chồng lên phần đất quy hoạch Khu công nghiệp Hòa Trung. Do khu vực này đang quá trình thu hồi bồi thường về đất để làm Khu công nghiệp Hòa Trung nên tỉnh Cà Mau quyết định không làm dự án thu hồi đất tuyến tránh riêng, mà tận dụng việc thu hồi đất đang thực hiện.
Từ đó phát sinh tình huống dân kêu không được hưởng lợi mặt tiền khi Nhà nước làm tuyến tránh ngang qua đất mình.
Ở nội dung dân kêu chưa công bằng về giá thu hồi đất, ông Huỳnh Thanh Dũng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau lý giải do người dân trong quy hoạch khu công nghiệp đã có Quyết định thu hồi đất từ 2018, nên thấp hơn những người bị thu hồi đất mới đây để làm tuyến tránh ngoài khu công nghiệp.
Ở nội dung dân phàn nàn quy trình thu hồi đất thiếu rõ ràng, công khai, kịp thời, ông Huỳnh Hùng Em, Phó Chủ tịch UBND huyện Cái Nước đứng ra nhận thiếu sót với người dân. Ông hứa sẽ khắc phục trong thời gian tới. Việc thiếu sót này bao gồm chậm giao các thủ tục hành chính như thông báo thu hồi đất, quyết định thu hồi, bồi thường, chậm giải quyết các yêu cầu, khiếu nại liên quan...
Kết luận tại cuộc họp trên, ông Lâm Văn Bi, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau khẳng định sẽ điều chỉnh một phần quy hoạch khu công nghiệp Hòa Trung để dân được hưởng lợi mặt tiền khi tuyến tránh đi qua.
Các Sở, ngành và UBND tỉnh đã nhìn thấy những bức xúc của người dân. Từ đó đã có tham mưu thay đổi một phần quy hoạch Khu công nghiệp Hòa Trung, theo hướng để người dân được hưởng lợi.
Cụ thể, dọc theo tuyến tránh qua Khu công nghiệp Hòa Trung sẽ chừa lại một phần đất từ khoảng 20m đến 40m chiều sâu để người dân chuyển đổi mục đích sử dụng mà hưởng lợi mặt tiền.
"Nếu bà con đồng thuận việc này thì tới đây, cơ quan thẩm quyền sẽ tiến hành cùng ngồi lại với bà con để thống nhất cụ thể phạm vi điều chỉnh cho hợp lý, hợp tình, trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt"- ông Lâm Văn Bi nói.
Kết thúc cuộc họp, người dân đồng thuận vỗ tay hoan nghênh phương án mới của UBND tỉnh Cà Mau. Ảnh: TRẦN VŨ
Về giá bồi thường, ông Bi khẳng định không thể thay đổi, vì quy định pháp luật giá bồi thường được tính tại thời điểm ra Quyết định bồi thường. Tuy nhiên, UBND tỉnh Cà Mau đã và sẽ chỉ đạo cơ quan chức năng rà soát từng hộ một để hỗ trợ, tái định cư hợp lý, đảm bảo quy định pháp luật và nguyên tắc cuộc sống phải từ bằng đến tốt hơn so với trước khi bị thu hồi đất.
Người dân đã vỗ tay, đồng thuận với hướng giải quyết mới này của UBND tỉnh Cà Mau.
TRẦN VŨ
23 hộ dân ở Cà Mau khiếu kiện kéo dài về thu hồi, bồi thường đất đai, bước đầu đã đồng thuận sau khi Phó chủ tịch tỉnh Cà Mau cùng đoàn cán bộ xuống nghe dân.
Chiều 25-7, ông Lâm Văn Bi, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cùng đoàn công tác của tỉnh đến xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau để tiếp 23 hộ dân khiếu nại kéo dài nhiều tháng qua liên quan dự án tuyến tránh quốc lộ 1A.
Ông Lâm Văn Bi, Phó chủ tịch tỉnh Cà Mau tiếp 23 hộ dân Lương Thế Trân chiều 25-7-2022. Ảnh: TRẦN VŨ.
Từ giữa năm 2021, khi triển khai dự án tuyến tránh quốc lộ 1A qua địa bàn tỉnh Cà Mau, 23 hộ dân ở xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước đã có nhiều đơn yêu cầu, khiếu nại, kiến nghị, thậm chí khởi kiện hành chính, ngăn cản việc thi công tuyến tránh.
Các hộ dân choa là Nhà nước làm tuyến tránh mà dân không được hưởng lợi, quy trình thu hồi, bồi thường hỗ trợ về đất thiếu công khai, công bằng, minh bạch.
Người dân còn thắc mắc về giá bồi thường quá thấp, tái định cư chưa rõ ràng...
Tại cuộc gặp, ông Huỳnh Thanh Dũng, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Cà Mau đã thông tin về tổng thể những vấn đề liên quan đến thắc mắc, khiếu nại của người dân.
Theo đó, từ cuối những năm 1990, tại xã Lương Thế Trân xuất hiện một số nhà máy chế biến thủy sản tự phát, gây ô nhiễm môi trường nước và không khí, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân địa phương.
Từ thực tế đó, và trong nhu cầu phát triển chung, vào năm 2004 tỉnh Cà Mau đã xin Chính phủ thành lập Khu công nghiệp Hòa Trung. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan, Khu này chậm triển khai, có lúc phải dừng lại.
Đến năm 2016, khi các điều kiện về tài chính, về kêu gọi đầu tư đã tương đối chín muồi, tỉnh Cà Mau tiến hành triển khai thực hiện Khu công nghiệp Hòa Trung. Trong năm 2017 và 2018, công tác giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 được tiến hành.
Quang cảnh cuộc họp đối thoại giữa 23 hộ dân khiếu nại với Phó chủ tịch tỉnh Cà Mau, ông Lâm Văn Bi. Ảnh: TRẦN VŨ.
Đến năm 2021, Bộ GTVT triển khai dự án tuyến tránh quốc lộ 1A, nhằm giảm tải lượng xe cộ đi xuyên qua trung tâm thành phố Cà Mau. Tuyến này dài hơn 14km, đi qua thành phố Cà Mau và xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước.
Ở đoạn đi qua địa bàn xã Lương Thế Trân có khoảng 4km đi chồng lên phần đất quy hoạch Khu công nghiệp Hòa Trung. Do khu vực này đang quá trình thu hồi bồi thường về đất để làm Khu công nghiệp Hòa Trung nên tỉnh Cà Mau quyết định không làm dự án thu hồi đất tuyến tránh riêng, mà tận dụng việc thu hồi đất đang thực hiện.
Từ đó phát sinh tình huống dân kêu không được hưởng lợi mặt tiền khi Nhà nước làm tuyến tránh ngang qua đất mình.
Ở nội dung dân kêu chưa công bằng về giá thu hồi đất, ông Huỳnh Thanh Dũng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau lý giải do người dân trong quy hoạch khu công nghiệp đã có Quyết định thu hồi đất từ 2018, nên thấp hơn những người bị thu hồi đất mới đây để làm tuyến tránh ngoài khu công nghiệp.
Ở nội dung dân phàn nàn quy trình thu hồi đất thiếu rõ ràng, công khai, kịp thời, ông Huỳnh Hùng Em, Phó Chủ tịch UBND huyện Cái Nước đứng ra nhận thiếu sót với người dân. Ông hứa sẽ khắc phục trong thời gian tới. Việc thiếu sót này bao gồm chậm giao các thủ tục hành chính như thông báo thu hồi đất, quyết định thu hồi, bồi thường, chậm giải quyết các yêu cầu, khiếu nại liên quan...
Kết luận tại cuộc họp trên, ông Lâm Văn Bi, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau khẳng định sẽ điều chỉnh một phần quy hoạch khu công nghiệp Hòa Trung để dân được hưởng lợi mặt tiền khi tuyến tránh đi qua.
Các Sở, ngành và UBND tỉnh đã nhìn thấy những bức xúc của người dân. Từ đó đã có tham mưu thay đổi một phần quy hoạch Khu công nghiệp Hòa Trung, theo hướng để người dân được hưởng lợi.
Cụ thể, dọc theo tuyến tránh qua Khu công nghiệp Hòa Trung sẽ chừa lại một phần đất từ khoảng 20m đến 40m chiều sâu để người dân chuyển đổi mục đích sử dụng mà hưởng lợi mặt tiền.
"Nếu bà con đồng thuận việc này thì tới đây, cơ quan thẩm quyền sẽ tiến hành cùng ngồi lại với bà con để thống nhất cụ thể phạm vi điều chỉnh cho hợp lý, hợp tình, trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt"- ông Lâm Văn Bi nói.
Kết thúc cuộc họp, người dân đồng thuận vỗ tay hoan nghênh phương án mới của UBND tỉnh Cà Mau. Ảnh: TRẦN VŨ
Về giá bồi thường, ông Bi khẳng định không thể thay đổi, vì quy định pháp luật giá bồi thường được tính tại thời điểm ra Quyết định bồi thường. Tuy nhiên, UBND tỉnh Cà Mau đã và sẽ chỉ đạo cơ quan chức năng rà soát từng hộ một để hỗ trợ, tái định cư hợp lý, đảm bảo quy định pháp luật và nguyên tắc cuộc sống phải từ bằng đến tốt hơn so với trước khi bị thu hồi đất.
Người dân đã vỗ tay, đồng thuận với hướng giải quyết mới này của UBND tỉnh Cà Mau.