Giỏ hàng

Đầu tư gần 5.000 tỷ đồng làm đường thông kết nối các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

Dự án đầu tư nâng cấp tuyến Cao Lãnh - Lộ Tẻ nối hai tỉnh Đồng Tháp và TP. Cần Thơ và tuyến kết nối đường Hồ Chí Minh qua các tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu với tổng nguồn vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng, đang được các cấp thẩm quyền phê duyệt, giúp kết nối hạ tầng giao thông các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long...

Tuyến Cao Lãnh – Lộ Tẻ là dự án thành phần của tuyến Cao Lãnh - Lộ Tẻ - Rạch Sỏi dài 80 km, với đoạn Lộ Tẻ - Rạch Sỏi đã hoàn thành và đưa vào khai thác từ tháng 01/2021.

Tuyến Cao Lãnh – Lộ Tẻ là dự án thành phần của tuyến Cao Lãnh - Lộ Tẻ - Rạch Sỏi dài 80 km, với đoạn Lộ Tẻ - Rạch Sỏi đã hoàn thành và đưa vào khai thác từ tháng 01/2021.

Bộ Giao thông vận tải vừa phê duyệt dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Cao Lãnh - Lộ Tẻ, có chiều dài 29 km, trên địa phận tỉnh Đồng Tháp và TP. Cần Thơ.

NÂNG CẤP TUYẾN CAO LÃNH – LỘ TẺ

Dự án có điểm đầu tại Km26+000, theo lý trình tuyến N2B (quốc lộ N2B), tại nút giao An Bình (xã An Bình, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) và điểm cuối tại Km54+844 (cũng theo lý trình tuyến N2B, kết nối với tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi thuộc địa phận TP. Cần Thơ.

Theo quyết định phê duyệt, tuyến chính N2B vẫn giữ nguyên trạng về quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật (chiều rộng 20 m, làn xe…), các yếu tố hình học cơ bản đã được đầu tư (theo Quyết định số 990/QĐ-BGTVT ngày 15/4/2013 của Bộ Giao thông vận tải), chỉ tiến hành bù vênh và thảm tăng cường mặt đường bằng bê tông nhựa. Đồng thời bố trí lại làn xe, tách riêng phần dành cho xe máy và xe thô sơ lưu thông trên đường gom. Tại khu vực nút giao Lộ Tẻ, sẽ xây mới cầu vượt cùng các nhánh rẽ để tăng kết nối với các trục đường khác.

Dự án sẽ xây dựng hệ thống đường gom tại một số đoạn để tổ chức lại giao thông trên tuyến và đầu tư xây dựng mới 29 cầu trên đường gom, khổ cầu phù hợp với khổ nền đường.

Tổng mức đầu tư của dự án từ ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025, thời gian thực hiện là từ năm 2022 đến năm 2025. Dự kiến tiến độ bố trí vốn như sau: Năm 2022 là 13 tỷ đồng, năm 2023 là 350 tỷ đồng, năm 2024 là 455 tỷ đồng và năm 2025 là 132 tỷ đồng.

Dự án Cao Lãnh – Lộ Tẻ là dự án thành phần của tuyến Cao Lãnh - Lộ Tẻ - Rạch Sỏi dài 80 km, đi qua các địa phương Đồng Tháp, TP. Cần Thơ và Kiên Giang.

Tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi đã được xây dựng và hoàn thành trước đó.

Tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi đã được xây dựng và hoàn thành trước đó.

Ban quản lý Dự án Mỹ Thuận (Ban Mỹ Thuận) được giao thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở, lựa chọn nhà thầu để triển khai dự án tuân thủ quy định.

Tuyến N2 là một trong ba trục chủ yếu trong quy hoạch hạ tầng giao thông Nam Bộ, gồm quốc lộ 1 ở phía đông, tuyến quốc lộ N1 ở phía tây và tuyến N2 ở giữa. Trục dọc nối quốc lộ 22 và quốc lộ 30 đi xuyên qua khu vực Đồng Tháp Mười. Tuyến đường N2 là một phần của đường Hồ Chí Minh (hay cao tốc Bắc Nam phía tây) kéo dài từ Chơn Thành (tỉnh Bình Phước) đến Rạch Sỏi (tỉnh Kiên Giang) dài khoảng 440 km và kết thúc tại tỉnh Cà Mau.

NỐI TUYẾN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH QUA KIÊN GIANG VÀ BẠC LIÊU

Trước đó, Bộ Giao thông vận tải cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất và Gò Quao - Vĩnh Thuận, đi qua địa bàn hai tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu.

Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận gồm hai phân đoạn với tổng chiều dài gần 52 km; trong đó, đoạn qua tỉnh Kiên Giang dài hơn 45 km và đoạn qua tỉnh Bạc Liêu dài khoảng 6,6 km.

Cụ thể, đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất có chiều dài 11,2 km, có điểm đầu tại Km0+00 (khoảng Km88+540 – quốc lộ 61) thuộc địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang và điểm cuối tại Km11+200 (khoảng Km77+250 – quốc lộ 61) thuộc huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. Đoạn Gò Quao - Vĩnh Thuận có chiều dài 40,62 km, có điểm đầu tại Km20+600 (khoảng Km67 – quốc lộ 61) thuộc địa bàn huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang và điểm cuối tại Km61+673 (khoảng Km65+100 – quốc lộ 63) thuộc địa bàn thị trấn Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021, tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận có quy mô đường cấp III, 04 làn xe.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Căn cứ dự báo nhu cầu vận tải trên tuyến và nguồn vốn được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị đầu tư mặt cắt ngang quy mô đường cấp III đồng bằng, 02 làn xe, bề rộng nền đường 12 m, mặt đường rộng 11 m, vận tốc thiết kế 80 km/giờ.

Tổng mức đầu tư dự án là 3.904 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Trong đó, chi phí xây dựng và thiết bị khoảng 2.700 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư hơn 522 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn, các chi phí khác là gần 230 tỷ đồng; chi phí dự phòng khoảng 449 tỷ đồng.

Lộ trình như sau: Chuẩn bị dự án, dự kiến từ năm 2022; triển khai giải phóng mặt bằng, tái định cư từ năm 2022 – 2023, phấn đấu cơ bản đạt 90% - 95; thi công dự án từ năm 2023 và hoàn thành năm 2025.

Được biết, trước đó vào cuối tháng 9/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau đã có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh đến mũi Cà Mau. Theo đó, tỉnh Cà Mau kiến nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1 từ TP. Cà Mau đến thị trấn Năm Căn bảo đảm quy mô 4 làn xe, có bố trí dải phân cách giữa, tổng chiều rộng mặt đường và dải phân cách 19,5 m, nền đường rộng 20,5 m. Với đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Đất Mũi, tỉnh Cà Mau kiến nghị trước mắt nâng cấp, mở rộng quy mô 2 làn xe theo tiêu chuẩn, mặt đường rộng 11 m, nền đường rộng 12 m. Tiến độ thực hiện hai dự án trong giai đoạn 2021 - 2025.

Nguồn VnEconomy

Facebook Youtube Top